DMCA.com Protection Status
  • Tin tức
  • Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 trong in ấn

Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 trong in ấn

Chúng ta ai cũng biết thì giấy là một trong những vật liệu không thể thiếu khi in ấn. Có thể nói giấy chính là nguồn sống giúp cho các loại máy in, máy photocopy có thể hoạt động và in ra các bản in chất lượng nhất.
Hiện nay trên thế giới các loại máy in, máy photocopy đều hoạt động in ấn theo một quy chuẩn nhất định. Và kích thước giấy photocopy cũng vậy. Máy photocopy sẽ in ra đẹp, chuẩn và không bị kẹt giấy khi chúng ta chọn đúng kích thước khổ giấy mà thôi.
Vậy bài viết ngay sau đây sẽ giúp chúng ta có thể hiểu cách làm ra giấy cũng như biết được kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 trong in ấn tại Việt Nam và các vùng khác trên thế giới.

Giấy được làm từ đâu?

Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn (papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy. Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất như giấy dán tường, giấy vệ sinh hay trong thủ công trang trí, đặc biệt là ở Nhật và Trung Quốc.

Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ các văn kiện. Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và mãi cho đến năm 750, kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyền đến phương Tây thông qua Samarkand bởi các tù binh người Trung Quốc bị bắt trong Trận Đát La Tư giữa nhà Đường và nhà Abbas của người Hồi giáo. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo. (trích dẫn wikipedia)

kích thước các khổ giấy

Như vậy trong quá trình in ấn sử dụng giấy chúng ta cần cân nhắc tiết kiệm Giấy để bảo vệ môi trường nhé.

Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5... trong in ấn tại Việt Nam

Hoạt động trong lĩnh vực in ấn thì việc nhận biết các kích thước khổ giấy là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nhờ đó bạn mới có thể ứng dụng đúng vào việc in ấn bằng máy in hoặc máy photocopy chuyên dụng hoặc trong quá trình sử dụng các phần mềm văn phòng như Word office, Exel office... Trong đó phổ biến nhất là kích thước các khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5.

  • Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1,414
  • Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm
  • Các khổ trong cùng dãy được theo thứ tự xác định lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn)

1. Lịch sử hình thành khổ giấy

Các kích thước khổ giấy được thiết lập chính thức từ năm 1975, dựa trên tiêu chuẩn gốc của Đức vào năm 1922. Khuôn khổ chuẩn mực và thông dụng nhất là A4 phổ biến trong các tư liệu in ấn, photo văn phòng và trường học.

Cụ thể, trong đó có kích thước khổ giấy A xuất phát từ tiêu chuẩn ISO 216 (International Organisation for Standards) dựa trên tiêu chuẩn DIN 476 của Đức. Tiêu chuẩn ISO tất cả đều dựa trên nguyên tắc chiều dài căn bậc 2 của chiều ngang hoặc tỉ lệ 1:1.4142. Các kích thước khổ giấy sê-ri A này rất phổ biến hiện nay và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động in ấn, văn phòng phẩm, bưu thiếp.

2. Cách phân chia các khổ giấy A khác nhau

Kích thước khổ giấy bắt đầu bằng chữ cái ‘A’ được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay. Theo đó, chúng bao gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau, giảm dần tỉ lệ theo một công thức nhất định, được đặt tên đánh số  theo tứ tự từ A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13. Đây là kích thước của loại khổ giấy A tiêu chuẩn trong in ấn mà bất kỳ ai đang chuẩn bị mua, thuê hoặc sử dụng máy photocopy, máy in đều cần biết.

3. Các đặc điểm của khổ giấy cỡ A:

Tất cả các khổ giấy A đều có hình dạng hình chữ nhật với tỷ lệ chiều dài là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414 chiều ngang.
Diện tích của khổ A0 quy định là 1m², cụ thể các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm
Các khổ giấy loại A được đánh theo thứ tự  theo thứ tự nhỏ dần, càng lùi về sau thì sẽ có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách gập đôi giấy và cắt ra)
Theo đó kích cỡ của khổ giấy A này sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn gấp 2 kích cỡ của khổ giấy A khác liền kề. Ví dụ, kích cỡ A4 sẽ chỉ bằng một nửa kích cỡ A3, nhưng nó lại to gấp 2 kích cỡ A5.
Tuy có 13 loại khổ giấy như vậy nhưng thường trong in ấn chúng ta chỉ sử dụng từ A0 đến A5, từ A6 đến A13 được xem là quá nhỏ và hầu như không được sử dụng đến.

  • Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm.
  • Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm.
  • Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm.
  • Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm.
  • Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm. (1cm = 10mm)
  • Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm.
STT TÊN KHỔ GIẤY KÍCH THƯỚC MM KÍCH THƯỚC INCHES
1 A0 841 × 1189 33,1 × 46,8
2 A1 594 × 841 23,4 × 33,1
3 A2 420 × 594 16,5 × 23,4
4 A3 420 × 594 11,69 × 16,54
5 A4 210 × 297 8,27 × 11,69
6 A5 148 × 210 5,83 × 8,27
7 A6 105 × 148 4,1 × 5,8
8 A7 74 × 105 2,9 × 4,1
9 A8 52 × 74 2,0 × 2,9
10 A9 37 × 52 1,5 × 2,0
11 A10 26 × 37 1,0 × 1,5
12 A11 18 × 26  
13 A12 13 × 18  
14 A13 9 × 13

Kích thước khổ giấy A5 trong Word

Kích thước khổ giấy B0, B1, B2, B3, B4, B5...

Một loại khổ giấy cũng khá thông dụng hiện nay trên thị trường đó chính là khổ giấy B. Với khổ giấy B chúng ta cũng có các kích thước khổ giấy con từ B0 - B12. Với kích thước khổ giấy B chúng ta có nhiều khổ giấy con hơn là kích thước khổ giấy A. Và dưới đây sẽ là bảng thống kê chi tiết về kích thước khổ giấy B.

  • Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A
STT TÊN KHỔ GIẤY KÍCH THƯỚC MM KÍCH THƯỚC INCHES
1 B0 1000 × 1414 39,4 × 55,7
2 B1 707 × 1000 27,8 × 39,4
3 B2 500 × 707 19,7 × 27,8
4 B3 353 × 500 13,9 × 19,7
5 B4 250 × 353 9,8 × 13,9
6 B5 176 × 250 6,9 × 9,8
7 B6 125 × 176 4,9 × 6,9
8 B7 88 × 125 3,5 × 4,9
9 B8 62 × 88 2,4 × 3,5
10 B9 44 × 62 1,7 × 2,4
11 B10 31 × 44 1,2 × 1,7
12 B11 22 × 31  
13 B12 15 × 22  

Khổ giấy B5

Kích thước khổ giấy C0, C1, C2, C3, C4, C5...

Khổ giấy C là một trong những loại khổ giấy ít được sử dụng hiện nay tại Việt Nam. Nhưng trên thế giới và đối với một số thiết bị khác ngoài máy photocopy. Thì khổ giấy C cũng được quy định và sử dụng theo các kích thước chuẩn khác nhau. Và dưới đây sẽ là danh sách bảng thống kê kích thước các khổ giấy C sau đây.

  • Các khổ của dãy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng
STT TÊN KHỔ GIẤY KÍCH THƯỚC MM KÍCH THƯỚC INCHES
1 C0 917 × 1297 36,1 × 51,1
2 C1 648 × 917 25,5 × 36,1
3 C2 458 × 648 18.0 × 25.5
4 C3 324 × 458 12.8 × 18.0
5 C4 229 × 324 9.0 × 12.8
6 C5 162 × 229 6.4 × 9.0
7 C6 114 × 162 4.5 × 6.4
8 C7 81 × 114 3.2 × 4.5
9 C8 57 × 81 2.2 × 3.2
10 C9 40 × 57 1.6 × 2.2
11 C10 28 × 40 1.1 × 1.6

Kích thước khổ giấy C

Một số kích thước khổ giấy khác theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ

Ngoài 3 kích thước khổ giấy thông dụng như A B C ở trên. Thì chúng ta cũng có thêm 2 khổ giấy khác nữa đó chính là khổ giấy D và E. Có thể nói đây là 2 khổ giấy ít được sử dụng nhất hiện nay trên toàn thế giới. Chính vì có rất ít thiết bị sử dụng tới các kích thước này.

Kích thước tiêu chuẩn hiện hành giấy Mỹ dựa trên cơ sở các khổ gốc sau: "Letter", "Legal", và "Ledger"/"Tabloid" là các khổ mở rộng cho công việc hàng ngày. Khổ Letter dựa trên đơn vị đo inch (8.5" x 11" = 215.9mm x 279.4mm)

Khổ giấy Letter, Legal và Ledger/Tabloid

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm về kích thước các loại khổ giấy thường dùng trong in ấn hiện nay. Dịch vụ cho thuê máy photocopy của chúng tôi có các dòng máy photocopy đời mới với các tính năng cộng thêm như Print, Scan màu sẽ đáp ứng tất cả các khổ giấy in. Chúc thành công!

Bài viết liên quan

Tin tức mới
Cho thuê máy photocopy Ricoh, Fuji Xerox

Cho thuê máy photocopy Ricoh, Fuji Xerox

Cho thuê máy photocopy ngày càng phổ biến bởi những tiện...
Cho thuê máy photocopy tại Hà Nội

Cho thuê máy photocopy tại Hà Nội

Dịch vụ cho thuê máy photocopy tại Hà Nội. Cung cấp máy...
Cho thuê máy photocopy Ricoh

Cho thuê máy photocopy Ricoh

Dịch vụ cho thuê máy photocopy Ricoh sẽ giúp Quý khách...
Cho thuê máy photocopy Fuji Xerox

Cho thuê máy photocopy Fuji Xerox

Máy photocopy Fuji Xerox hiệu quả và dễ sử dụng, cực kỳ ổn định, hoạt...
Cho thuê máy photocopy màu

Cho thuê máy photocopy màu

Công ty Quang Minh chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê máy...
Thuê máy photocopy Toshiba

Thuê máy photocopy Toshiba

Thuê máy photocopy Toshiba giải pháp lý tưởng cho mọi...
Top máy photocopy tốt nhất

Top máy photocopy tốt nhất

Ngày nay kinh tế càng ngày càng phát triển đồng...
Nên mua hay thuê máy photocopy

Nên mua hay thuê máy photocopy

Việc nên mua hay thuê máy photocopy, dù là tạm...
Cho thuê máy photocopy tại Quận Nam Từ Liêm

Cho thuê máy photocopy tại Quận Nam Từ Liêm

Chúng tôi cam kết cung cấp những dòng máy hiện đại bảo...
Thu mua máy photocopy cũ

Thu mua máy photocopy cũ

Máy photocopy của bạn qua thời gian sử dụng liên tục xảy ra xự cố......
Cho thuê máy in

Cho thuê máy in

Máy in, máy photocopy là thiết bị đóng vai trò...
Thuê máy photocopy giá rẻ

Thuê máy photocopy giá rẻ

Dịch vụ cho thuê máy photocopy giá rẻ tại Hà Nội là...
Copier machine rental in Ha Noi Viet Nam

Copier machine rental in Ha Noi Viet Nam

The biggest advantage of leasing is that you do not have to pay a large upfront...
Thuê máy photocopy

Thuê máy photocopy

Ngày nay, lựa chọn thuê máy photocopy ngày càng...
Báo giá cho thuê máy photocopy tại Hà Nội

Báo giá cho thuê máy photocopy tại Hà Nội

Trước nhu cầu cần thiết của thị trường cũng như các doanh nghiệp, may photo...
Máy photocopy Toshiba

Máy photocopy Toshiba

Máy photocopy Toshiba là một trong những nhà sản xuất hàng...
Máy photocopy Xerox

Máy photocopy Xerox

Máy photocopy Xerox không chỉ in bản sao. Máy photocopy văn...
Máy photocopy Ricoh

Máy photocopy Ricoh

Ricoh là một trong những thương hiệu máy photocopy nổi tiếng hiện...
Máy photocopy Xerox WorkCentre 5335

Máy photocopy Xerox WorkCentre 5335

Xerox Workcentre 5335 có phải là sự lựa chọn tốt cho công ty...
Báo giá sửa chữa máy photocopy

Báo giá sửa chữa máy photocopy

Sửa máy copy, đáp ứng ngay trong ngày? chi phí? bạn...
Cách sử dụng máy photocopy hiệu quả nhất

Cách sử dụng máy photocopy hiệu quả nhất

Quý khách đã biết cách sử dụng máy photo như...
 Cho thuê máy photocopy tại Quận Hoàn Kiếm

Cho thuê máy photocopy tại Quận Hoàn Kiếm

Chuyên cung cấp, sửa chữa và cho thuê máy photocopy tại...
0941891633